Hỗ trợ tốt sau bảo hành.

Thứ Sáu, 08/12/2017

       Sau khi cung cấp Tủ điện điều khiển PLC hoặc thực hiện một Hệ thống điều khiển tự động cho Nhà máy chúng ta luôn muốn hỗ trợ khách hàng thật tốt, để máy móc hoạt động ổn định lâu dài. Và nếu có trục trặc xảy ra thì cần được khắc phục một cách nhanh chóng.

      Điều này như một lẽ tự nhiên, và mặt khác cũng là để giữ uy tín của chúng ta trong dài hạn.

      Vậy làm cách nào để sau thời gian bảo hành, chúng ta vẫn có thể hỗ trợ Nhà máy tốt trong nguồn lực và kinh phí giới hạn của mình?
 

Thăm, vệ sinh, bảo dưỡng tủ điện điều khiển máy hồ sợi, Tổng công ty Phong Phú
Thăm, bảo dưỡng tủ điện điều khiển Máy Hồ Sợi - Tổng Công Ty Phong Phú - Ninh Thuận
(Nhân dịp tròn 4 năm ngày nghiệm thu, bàn giao máy: 2019-2023)

 

      Dưới đây là kinh nghiệm của Cosin trong công tác này để đáp ứng được thời gian nhanh với chi phí thấp:
 

1/. Làm cho hệ thống trở nên dễ bảo trì:

       Việc dễ bảo trì nên được chú ý, tính toán từ đầu, trong giai đoạn thiết kế và thi công hệ thống. Cụ thể như sau:

    - Thiết kế theo cách dễ bảo trì

    - Chọn lựa thiết bị thông dụng, có thể mua thay thế dễ dàng

    - Chọn thiết bị tốt và phù hợp với máy, không bị hư vặt. Ưu tiên chọn thiết bị đã được sử dụng ổn định ở các máy tương tự.

    - Lắp đặt cẩn thận, thi công kỹ lưỡng. Bố trí không gian phù hợp và có tính đến việc đo đạt, sữa chữa, hay tháo ra trong quá trình bảo trì máy về sau.

    - Làm chương trình PLC có tính năng hỗ trợ bảo trì:
        + Hiển thị tất cả các thông số kỹ thuật cần thiết để có thể theo dõi máy một cách chuyên sâu.
        + Hiển thị báo lỗi đầy đủ
        + Chương trình có chế độ riêng để vận hành phục vụ bảo trì, sửa chữa máy
 

2/. Giữ hệ thống luôn “mới”, không hư, bằng cách giúp nhà máy chăm sóc, bảo dưỡng tốt

    - Bàn giao, giải thích tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn vận hành đầy đủ.

    - Chăm sóc, bảo dưỡng: Nhà máy nên vệ sinh định kỳ, giữ cho tủ điện luôn sạch sẽ, gọn gàng. Khi có những trục trặc nhỏ xảy ra phải sửa chữa kịp thời, không để lỗi nhỏ làm phát sinh ra lỗi lớn.

    - Gúp nhân viên Nhà máy hiểu rõ hệ thống và sơ đồ điện để sửa chữa đúng cách, luôn duy trì hệ thống đúng với nguyên bản ban đầu, tránh sửa chữa, thay đổi không đúng kỹ thuật.
 

3/. Chuẩn bị chủ động công tác hỗ trợ nhà máy

       Với 2 cách ở trên thì trong phần lớn trường hợp Nhà máy đã làm chủ được kỹ thuật và không cần trợ giúp gì thêm. Tuy nhiên để tránh bị động khi Nhà máy yêu cầu hỗ trợ trong một số trường hợp đặc biệt, chúng ta cần chuẩn bị sẵn:

    - Làm tài liệu thật đầy đủ, thật kỹ lưỡng. Lưu trữ, quản lý tài liệu, chương trình. Cập nhật tài liệu ngay khi có thay đổi.

    - Chuẩn bị công cụ dụng cụ: Bảo đảm công cụ luôn sẵn sàng. Máy tính có cài phần mềm phù hợp; thiết bị đo đạt; thiết bị để thử nghiệm, vv…

    - Chuẩn bị thiết bị dự phòng, nhất là các thiết bị đời cũ, không luôn có sẵn trên thị trường. (điều này dễ thực hiện nếu chúng ta làm chuyên một ngành, nơi có nhiều máy tương tự nhau)

    - Chuẩn bị nhân sự: Nên tổ chức để có nhiều người trong công ty "nắm" được kỹ thuật của máy để sẵn sàng hỗ trợ khi cần.

    - Xây dựng mối quan hệ với nhân viên kỹ thuật của Nhà máy. Giao tiếp tốt, hiểu nhau để có thể trao đổi hỗ trợ nhau một cách thuận lợi, nhanh chóng.


      Cuối cùng, giống như mọi điều tốt đẹp khác, chúng ta cần một chút tập trung và kiên trì để thực hiện. Hỗ trợ Nhà máy tốt sau bảo hành mang lại lợi ích lớn cho khách hàng và niềm vui lâu bền cho chúng ta!

       (Kỹ sư Cosin)